Tuyển tập 300 bài toán ôn thi Violympic Toán lớp 6 Vòng 7 cấp Trường năm 2022 – 2023 theo nội dung SGK mới (Có hướng dẫn).
Mọi thông tin cần hỗ trợ ôn thi Violympic Toán TV lớp 6 vui lòng liên hệ theo:
- Tel: 0948.228.325 (Zalo – Cô Trang)
- Tel: 0919.281.916 (Zalo – Thầy Thích)
- Email: HoctoancoTrang@gmail.com
- Website: ToanIQ.com
ĐỀ ÔN THI VIOLYMPIC TOÁN TIẾNG VIỆT LỚP 6 VÒNG 7 CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2022 – 2023 (Có hướng dẫn giải)
TUYỂN TẬP 300 BÀI TOÁN ÔN THI VIOLYMPIC TOÁN TV LỚP 6 VÒNG 7 CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2022 – 2023 THEO NỘI DUNG SGK MỚI (Có hướng dẫn giải)
BÀI THI SỐ 1: ĐẬP DẾ
Câu 1: Số 30 có bao nhiêu ước nguyên dương?
A. 4 ước B. 8 ước C. 9 ước D. 6 ước
Giải:
Ta có: Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}
Chọn B.
Câu 2: Số nào sau đây chia hết cho 5?
A. 4095 B. 4509 C. 9054 D. 9504
Giải
Chọn A. 4095
Câu 3: Tập hợp D gồm tất cả các số tự nhiên x thỏa mãn x chia hết cho 3 và 30 < x ≤ 67. Số phần tử của tập hợp D là …
A. 13 phần tử B. 36 phần tử
C. 12 phần tử D. 37 phần tử
Giải:
Ta có: x ∈ {33; 36; 39; …; 66}
Vậy, số phần tử của tập hợp D là: (66 – 33) : 3 + 1 = 12.
Chọn C.
Câu 4: Cặp số nguyên nào sau đây có tổng là một số nguyên tố?
A. -14 và 15 B. 14 và -15 C. -14 và -15 D. 14 và 15
Giải
Vì 14 + 15 = 29 là số nguyên tố nên chọn: D. 14 và 15
Câu 5: Phép nhân nào sau đây có kết quả là -16?
A. 4.4 B. (-2).8 C. (-16).(-1) D. 32.(-2)
Giải
Ta có: (-2).8 = -16.
Chọn: B. (-2).8
Câu 6: Tìm số tự nhiên x biết 525 : (x6 + 4) = 524.
A. x = 2 B. x = 3
B. x = 1 D. x = 4
Giải:
525 : (x6 + 4) = 524
<=> 525 : 524 = x6 + 4
<=> x6 = 5 – 4 = 1
Vì x là số tự nhiên nên x = 1 là thỏa mãn.
Chọn C.
Câu 7: Cho A = {-45; 45; 0; 25; -25}. Có bao nhiêu phần tử là bội của 15?
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Giải
Các phần tử trong A là bội của 15 là: -45; 45; 0. Có 3 phần tử.
Chọn: C. 3
Câu 8: Cho A = 107.108.100. Hỏi số A là số có bao nhiêu chữ số?
A. 16 chữ số B. 17 chữ số
B. 15 chữ số D. 18 chữ số
Giải:
Ta có: A = 107.108.100 = 1015.102 = 1017.
Vậy A có 17 + 1 = 18 chữ số.
Chọn D.
Câu 9: Với kí hiệu xn = x.x….x (n thừa số x). Giá trị biểu thức (-5)3 là:
A. -15 B. 125 C. -125 D. 15
Giải
(-5)3 = (-5).(-5).(-5) = 25.(-5) = -125.
Chọn: C. -125
Câu 10: 12 đường thẳng tạo ra nhiều nhất số giao điểm là …
A. 100 giao điểm B. 60 giao điểm
C. 66 giao điểm D. 50 giao điểm
Giải:
Số giao điểm nhiều nhất của 12 đường thẳng là: 12.11 : 2 = 66 giao điểm.
Chọn C.
……………
Để xem tiếp các câu hỏi khác và đặt mua tài liệu ôn thi vui lòng liên hệ Thầy Thích: 0919.281.916 (Zalo) hoặc Cô Trang: 0948.228.325 (Zalo).
BÀI THI SỐ 2: ĐỪNG ĐỂ ĐIỂM RƠI
Câu 1: Cho 5 điểm phân biệt A; B; C; D; E thuộc đường thẳng d. Có bao nhiêu cách xếp 5 điểm đã cho trên đường thẳng d sao cho điểm C không nằm giữa 2 điểm nào trong 5 điểm đã cho?
Giải:
Có 2 cách xếp điểm C ở đứng trước các điểm A, B, D, E hoặc đứng cuối cùng các điểm A, B, D, E.
Điểm A có 4 cách chọn, điểm B có 3 cách chọn, điểm D có 2 cách chọn, điểm E có 1 cách chọn.
Vậy có: 2.4.3.2.1 = 48 cách.
Câu 2: Kết quả của phép tính: 33 x 98 + 67 x 42 + 67 x 34 + 67 x 22 là …
Giải:
33 x 98 + 67 x 42 + 67 x 34 + 67 x 22
= 33 x 98 + (67 x 42 + 67 x 34 + 67 x 22)
= 33.98 + 67.(42 + 34 + 22)
= 33.98 + 67.98
= 98.(33 + 67)
= 98.100
= 9800
Câu 3: Có mấy cặp số tự nhiên (a, b) sao cho a ≠ b, a ⋮ b, b ⋮ a?
A. 1 B. 3 C. 2 D. 0
Giải:
Ta có: a ⋮ b, b ⋮ a => a = b.
Mà a ≠ b nên không có giá trị nào thỏa mãn.
Chọn D.
Câu 4: Cho biểu thức A = (-15) – y + x.
Giá trị của biểu thức A bằng bao nhiêu khi x = 6, y = -25?
a/ -46 b/ 46 c/ 16 d/ -16
Hướng dẫn
Ta có: A = -15 – (-25) + 6 = -15 + 25 + 6 = 16
Chọn C
Câu 5: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
Số tự nhiên x thỏa mãn 150 ⋮ x; 84 ⋮ x; 30 ⋮ x và 5 < x < 16 là: …
Hướng dẫn
Theo đề bài ta có: x ∈ ƯC(150; 84; 30)
150 = 2.3.52; 84 = 22.3.7; 30 = 2.3.5
Vậy ƯC(150; 84; 30) = 2.3 = 6
Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
Vì 5 < x < 16 nên x = 6 là thỏa mãn.
Điền 6
……………..
Để xem tiếp các câu hỏi khác và đặt mua tài liệu ôn thi vui lòng liên hệ Thầy Thích: 0919.281.916 (Zalo) hoặc Cô Trang: 0948.228.325 (Zalo).
BÀI THI SỐ 3: LEO DỐC
Câu 1: Giá trị biểu thức: 1456 : 14 + 172 là…
Giải
1456 : 14 + 172 = 104 + 289 = 393
Điền: 393.
Câu 2: Cho B = {-30; 30; 0; 60; -60}. Có bao nhiêu phần tử của tập B là ước của 90?
A. 1 B. 3 C. 2 D. 5
Giải
Có 2 phần tử của B là ước của 90 là: -30; 30.
Chọn: C. 2
Câu 3: Hai ô tô cùng khởi hành một lúc từ A và B cách nhau 300km, đi ngược chiều và gặp nhau sau 3 giờ. Tính vận tốc của mỗi ô tô nếu vận tốc của xe này hơn vận tốc của xe kia là 8km/h.
A. 52 km/h và 60 km/h B. 50 km/h và 58 km/h
B. 54 km/h và 46 km/h D. 40 km/h và 48 km/h
Hướng dẫn
Gọi a (km/h) là vận tốc của ô tô khởi hành từ A đến B. Nên vậy tốc của ô tô đi từ B đến A là: a – 8 (km/h).
Theo đề bài ta có: a.3 + (a – 8).3 = 300
Suy ra: 2a – 8 = 100
=> a – 4 = 50
=> a = 54
Vậy vận tốc của hai ô tô là: 54 km/h và 54 – 8 = 46 km/h.
Chọn C.
Câu 4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
Cho đoạn thẳng AB = 220m. Lấy A1 là trung điểm của AB, A2 là trung điểm của AA1, A3 là trung điểm của AA2, … cứ như thế đến A20 là trung điểm của AA19. Độ dài AA20 = … m.
Hướng dẫn
Ta có: AA1 = 220 : 2;
AA2 = AA1 : 2 = 220 : 22
…
AA20 = 220 : 220 = 1 m.
…….
Câu 6: Cho hình vuông cạnh 4cm và lục giác đều cạnh 3cm. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Không so sánh được chu vi hai hình nói trên?
B. Chu vi hình vuông nhỏ hơn chu vi hình lục giác đều.
C. Chu vi hình vuông lớn hơn chu vi hình lục giác đều.
D. Chu vi hình vuông bằng chu vi hình lục giác đều.
Giải
Chu vi hình vuông là: 4.4 = 16 (cm)
Chu vi lục giác đều là: 6.3 = 18 (cm)
Chọn: B. Chu vi hình vuông nhỏ hơn chu vi hình lục giác đều.
Câu 7: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
Số tự nhiên x thỏa mãn 150 ⋮ x; 84 ⋮ x; 30 ⋮ x và 5 < x < 16 là: …
Hướng dẫn
Ta có: 150 ⋮ x; 84 ⋮ x; 30 ⋮ x => x ∈ ƯC(150, 84, 30).
150 = 2.3.52; 84 = 22.3.7; 30 = 2.3.5
Vậy ƯCLN(150, 84, 30) = 2.3 = 6.
Vì 5 < x < 16 nên suy ra: x = 6 là thỏa mãn.
Điền 6.
Câu 8: Trong khoảng từ 157 đến 325 có bao nhiêu số chia hết cho 3?
Trả lời: … số
Hướng dẫn
Ta có: 159; 162; 165; …; 324
Có tất cả là: (324 – 159) : 3 + 1 = 56 số chia hết cho 3.
Câu 9: Cách tính nào sau đây đúng?
A. 43.44 = 214 B. 43.44 = 87
C. 43.44 = 1612 D. 43.44 = 412
Hướng dẫn
Ta có: 43.44 = (4)7 = (22)7 = 214
Chọn A.
Câu 10: Giá trị biểu thức: (-11) + 13 – 15 là…
Giải
(-11) + 13 – 15 = 2 – 15 = -13.
Điền: -13
Câu 11: Phép chia nào sau đây có kết quả là -16:
A. 32 : (-2) B. (-64) : (-4) C. 64 : 4 D. 32 : 2
Giải
Chọn: A. 32 : (-2)
Câu 12: Cho A là tập hợp tất cả các số tự nhiên lớn hơn 10 và không vượt quá 100. Tập hợp A có bao nhiêu phần tử?
A. 89 phần tử B. 91 phần tử
B. 90 phần tử D. Vô số phần tử
Hướng dẫn
Các phần tử của A thỏa mãn là: 11; 12; 13; …; 99; 100
Vậy có 100 – 11 + 1 = 90 phần tử thỏa mãn.
Chọn C.
Câu 13: ƯCLN(132, 360) = …
Hướng dẫn
Ta có: 132 = 22.3.11; 360 = 23.32.5
Vậy ƯCLN(132, 360) = 22.3 = 12.
Điền 12.
……………
Để xem tiếp các câu hỏi khác và đặt mua tài liệu ôn thi vui lòng liên hệ Thầy Thích: 0919.281.916 (Zalo) hoặc Cô Trang: 0948.228.325 (Zalo).
Leave a Reply