Đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 Vòng 2 năm 2023 – 2024

Đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 Vòng 2 năm 2023 – 2024. Hỗ trợ tư vấn: 0948.228.325 (Cô Trang).


Các bậc phụ huynh và thầy cô giáo có thể tải tài liệu tại đây:

https://www.slideshare.net/boiduonghsgtoan3/n-thi-trng-nguyn-ting-vit-lp-2-vng-2-nm-2023-2024

Hoặc:

https://drive.google.com/file/d/1A1W5HHI36_OwkktDzemV5CoZFmClBqVT/view


Đăng ký kênh Youtube để nhận được nhiều tài liệu trong thời gian tới:

https://www.youtube.com/@ToanIQ/streams


TUYỂN TẬP 2 ĐỀ ÔN THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT 2 VÒNG 2 NĂM 2023 – 2024



TUYỂN TẬP 2 ĐỀ ÔN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 2 VÒNG 2 NĂM 2023 – 2024

Đề ôn thi Trạng nguyên tiếng việt lớp 2 vòng 2 năm 2023 - 2024


XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU ÔN VÒNG 2 TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 2 NĂM 2023 – 2024:

ĐỀ SỐ 1


Câu 1. Chọn đáp án phù hợp điền vào chỗ trống:

“Ngày hôm qua ở lại

Trong vở hồng của con

Con học hành [….]

Là ngày qua vẫn còn. “

(Theo Bế Kiến Quốc)

a. lười biếng       b. ngoan ngoãn      c. chăm chỉ           d. cần cù


Câu 2. Từ nào viết sai chính tả?

a. mênh mông         b. bát ngát           c. rộng nớn             d. bao la


Câu 3. Từ nào không chỉ hoạt động của học sinh ?

a. chữa bệnh         b. nghe giảng            c. đọc bài              d.  tập tô


Câu 4. Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?

a. ngỉ ngơi         b. nghành nghề            c. ngộ nghĩnh        d. ngô ngê


Câu 5. Từ ngữ nào dưới đây là từ chỉ đồ vật?

a. giáo viên          b. bác sĩ           c. dạy dỗ               d. thước kẻ


Câu 6. Từ ngữ nào dưới đây viết sai chính tả?

a. kót cét          b. kem cốc           c. kéo co               d. con kiến


Câu 7. Những tiếng nào có thể kết hợp với “ca” để tạo thành từ ngữ?

a. chai, cờ            b. nai, nhà           c. cây, quả             d. bài, khúc


Câu 8. Dòng nào dưới đây gồm các tên gọi được sắp xếp theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái?

a. Hùng, An, Linh, Thái              b. Linh, An, Hùng, Thái

c. Thái, Linh, Hùng, An              d. An, Hùng, Linh, Thái


Câu 9. Từ ngữ nào dưới đây không chỉ người?

a. khoa học        b. bác học               c. học trò              d. học sinh


Câu 10. Giải câu đố sau:

Nhỏ hơn bốn lớn hơn hai
Đi liền hai tiếng có mai như rùa.

Từ đi liền hai tiếng là từ gì?

a. châu chấu             b. cào cào                 c.  ba ba                d. chuồn chuồn


Câu 11. Từ nào dưới đây không phải là từ chỉ sự vật?

a. nhà khoa học          b. nghiên cứu               c. kỹ sư                 d. tàu hỏa


Câu 12. Vật nào đội trên đầu để che mưa che nắng?

a. nón                b. thước                c. dép                    d. bút


Câu 13. Từ nào chỉ khoảng thời gian nghỉ giải lao giữa các tiết học?

a. giờ vào lớp           b. giờ ra chơi         c. giờ chào cờ        d. giờ sinh hoạt


Câu 14. Giải câu đố

Cây gì cao vút

          Hoa nở trắng tinh

          Quả nhỏ xinh xinh

          Ăn với lá trầu?

a. cây bàng            b. cây me              c. cây cau              d. cây sấu


Câu 15. Từ nào dưới đây dùng để mô phỏng tiếng nước chảy?

a. lao xao         b. róc rách             c. leng keng                d. tích tắc


Câu 16. Từ nào viết đúng chính tả?

a. giục giã           b. hẻo nánh            c. truồn truồn            d. trênh vênh


Câu 17. Từ nào dưới đây là từ chỉ sự vật?

a. học sinh             b. học tập           c. tập tô                 d. đọc bài


Câu 18. Đọc đoạn thơ sau và cho biết cha mẹ ước mong điều gì khi đặt tên cho con? 
          “Em còn trong bụng mẹ
           Cha đã lo đặt tên
           Bao nhiêu điều đẹp đẽ
           Cha mẹ ước cho em.”
                             (Theo Tân Hưng)

a. Cha mẹ ước mong cô chú được khỏe mạnh.

b. Cha mẹ ước mong cha mẹ được bình an.

c. Cha mẹ mong ước cho em nhiều điều tốt đẹp.

d. Cha mẹ mong ước ông bà luôn vui vẻ.

……………………………………


 

About admin