Đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 Vòng 2 năm 2023 – 2024

Đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 Vòng 2 năm 2023 – 2024


Các bậc phụ huynh và thầy cô giáo có thể tải tài liệu tại đây:

https://www.slideshare.net/boiduonghsgtoan3/n-thi-trng-nguyn-ting-vit-lp-5-vng-2-nm-2023-2024 

Hoặc:

https://drive.google.com/file/d/12ffDWlVVPH6EufEzIdCP2Zr-X7tzDKTD/view?usp=sharing


Đăng ký kênh Youtube để nhận được nhiều tài liệu trong thời gian tới:

https://www.youtube.com/@ToanIQ/streams


TUYỂN TẬP 3 ĐỀ ÔN THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT 5 NĂM 2023 – 2024



TUYỂN TẬP 3 ĐỀ ÔN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 5 VÒNG 2 NĂM 2023 – 2024

Đề ôn thi Trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 2 năm 2023 - 2024


ĐỀ SỐ 1


Câu hỏi 1: Trong các từ sau, từ nào chứa tiếng “đầu” được dùng với nghĩa gốc?

a/ đỗ đầu               b/ đầu sông           c/ đau đầu             d/ đầu năm


Câu hỏi 2: Trong các từ sau, từ nào không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại?

a/ ngan ngát          b/ bát ngát             c/ mênh mông       d/ bao la


Câu hỏi 3: Trong các từ sau, từ nào không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại?

a/ sâu hoắm           b/ hoăm hoắm       c/ thăm thẳm         d/ vời vợi


Câu hỏi 4: Trong các từ ngữ sau đâu, từ ngữ nào chỉ sự vật không sống ở dưới nước?

a/ cá voi                b/ con mực            c/ con tôm             d/ con voi


Câu hỏi 5: Trong các từ sau, từ nào sai chính tả?

a/ buông lỏng        b/ buông tay                   c/ buôn làng                   d/ buông làng


Câu hỏi 6: Trong các từ sau, từ nào sai chính tả?

a/ tủn mủi             b/ tủn mủn            c/ lừng chừng        d/ lũn cũn


Câu hỏi 7: Trong các từ sau, từ nào sai chính tả?

a/ lan mang           b/ lan man             c/ man mát            d/ mang vác


Câu hỏi 8: Trong các từ sau, từ nào sai chính tả?

a/ thăm dò             b/ dò hỏi               c/ giò dẫm             d/ giò lụa


Câu hỏi 9: Trong các từ sau, từ nào chứa tiếng “đánh” được dùng với nghĩa gốc?

a/ đánh nhau                   b/ đánh răng                   c/ đánh cờ             d/ đánh rơi


Câu hỏi 10: Trong các từ ngữ dưới đây, những từ ngữ nào chỉ sự vật không có sẵn trong tự nhiên?

a/ núi                    b/ biển                  c/ chùa                  d/ rừng


Câu hỏi 11: Trong các từ sau, từ láy ấm đầu là từ nào?

          a/ lim dim             b/ bồng bềnh        c/ lúng túng           d/ làng nhàng


Câu hỏi 12: Từ nào viết sai chính tả?

          a/ trong suốt                   b/ truyền nhiễm     c/ bóng chuyền     d/ truyên cần


Câu hỏi 13: Chỉ ra cặp từ đồng nghĩa trong câu:

“Ở hiền thì lại gặp lành

Những người nhân đức trời danh phước cho.”

          a/ ở, gặp                b/ hiền, lành                   c/ nhân, trời          d/ gặp, lành


Câu hỏi 14: Từ nào là từ láy âm đầu?

a/ lim dim             b/ chăm chỉ           c/ lúng túng           d/ làng nhàng


Câu hỏi 15: Từ nào viết sai chính tả?

          a/ long lanh           b/ núi non             c/ lí lẽ                    d/ lúi lon


Câu hỏi 16: Từ nào khác với các từ còn lại?

          a/ nhan đề             b/ cây đề               c/ tiêu đề               d/ đầu đề


Câu hỏi 17: Từ nào đồng nghĩa với từ “siêng năng”?

          a/ cần cù               b/ kết quả              c/ lười biếng                   d/ chu đáo


Câu hỏi 18: Từ nào trái nghĩa với từ “chìm” trong câu: “Ba chìm bảy nổi.”?

          a/ ba                      b/ bảy                             c/ nổi                    d/ cả 3 đáp án


Câu hỏi 19: Trong các từ sau, từ nào chưa tiếng “mũi” được dùng với nghĩa gốc?

          a/ đất mũi              b/ mũi kéo            c/ mũi tàu              d/ mũi tẹt


Câu hỏi 20: Trái nghĩa với “nhân hậu” hoặc “yêu thương” là từ nào?

          a/ trung hậu           b/ ác độc               c/ đảm đang           d/ nhân ái


Câu hỏi 21: Trong các từ sau, từ nào sai chính tả?

          a/ lúng liếng          b/ núng liếng         c/ long lanh           d/ nôn nao


Câu hỏi 22: Giải câu đố:

Để nguyên – tên một loài chim

Bỏ sắc, thường thấy ban đêm trên trời.

          a/ trắng – trăng      b/ én – kén            c/ sẻ – sẽ                d/ sao – sáo


Câu hỏi 23: Loài chim nào tượng trưng cho hòa bình?

          a/ bồ câu               b/ sếu                    c/ hạc                    d/ rùa


Câu hỏi 24: Từ nào trái nghĩa với từ “chính nghĩa”?

          a/ phi nghĩa           c/ hòa bình            c/ thương yêu        d/ đoàn kết


Câu hỏi 25: Từ nào có nghĩa là “tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người.” ?

a/ biển khơi           b/ thiên nhiên        c/ thiên cổ             d/ rừng núi


Câu hỏi 26: Ai là tác giả của bài thơ “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà”?

a/ Định Hải           b/ Huy Cận           c/ Phạm Hổ                    d/ Quang Huy


Câu hỏi 27: Từ nào dưới đây không thuộc nhóm từ chỉ không gian rộng lớn?

a/  mênh mông      b/ bao la                c/ thăm thẳm         d/ bát ngát


Câu hỏi 28: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả?

a/ lúng liếng          b/ lung linh           c/ nười biếng         d/ năn nỉ


Câu hỏi 29: Ba-la-lai-ca là tên gọi của:

a/  tên một thành phố ở Nga     b/ tên một loại đàn 3 dây của người Nga

c/ tên một cô gái Nga                d/ tên một chàng trai Nga


Câu hỏi 30: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ:

“Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi

Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên.”

(SGK, Tiếng Việt 5, tập 1, tr.69)

a/ so sánh    b/ nhân hóa           c/ so sánh và nhân hóa    d/  không sử dụng


XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU ÔN VÒNG 2 TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 5 NĂM 2023 – 2024:


 


 

Xem thêm bộ đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 – 2024:

About admin