Đấu trường Toán học VIOEDU lớp 6 cấp Huyện năm 2022 – 2023 theo 3 chủ đề trọng điểm

Đấu trường Toán học VIOEDU lớp 6 cấp Huyện năm 2022 – 2023 theo 3 chủ đề trọng điểm (có hướng dẫn giải).


Đăng ký tài liệu ôn thi VIOEDU lớp 6 cấp Quận/ Huyện năm 2022 – 2023 vui lòng liên hệ:


ĐỀ ÔN THI ĐẤU TRƯỜNG TOÁN HỌC VIOEDU LỚP 6 CẤP QUẬN/ HUYỆN NĂM 2022 – 2023 THEO 3 CHỦ ĐỀ TRỌNG ĐIỂM


  • CHỦ ĐỀ 1: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN. QUY TẮC DẤU NGOẶC VÀ QUY TẮC CHUYỂN VẾ
  • CHỦ ĐỀ 2: SỐ NGUYÊN TỐ VÀ HỢP SỐ – SỐ CHÍNH PHƯƠNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ
  • CHỦ ĐỀ 3: BỘI CHUNG, BỘI CHUNG NHỎ NHẤT. GIAO CỦA HAI TẬP HỢP
Phép trừ số nguyên Thực hiện phép trừ các số nguyên
Tìm số chưa biết trong phép trừ số nguyên
Bài toán thực tế đưa về việc thực hiện phép trừ số nguyên
Quy tắc dấu ngoặc Thực hiện tính tổng đại số
Rút gọn biểu thức. Tính hợp lý (Quy tắc dấu ngoặc)
Tìm số chưa biết (Quy tắc dấu ngoặc)
Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố Nhận biết số nguyên tố, hợp số
Viết số nguyên tố, hợp số thỏa mãn điều kiện cho trước
Phân tích một số cho trước ra thừa số nguyên tố và ứng dụng
Bội chung. Bội chung nhỏ nhất Nhận biết và viết tập hợp nội chung của hai hay nhiều số
Tìm bội chung nhỏ nhất của các số cho trước
Tìm bội chung và bội chung nhỏ nhất thỏa mãn điều kiện cho trước
Bài toán thực tế đưa về việc tìm bội chung nhỏ nhất
Đọc thêm: Giao của hai tập hợp

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ ÔN THI VIOEDU LỚP 6 CẤP HUYỆN NĂM 2022 – 2023


TUYỂN TẬP 3 CHỦ ĐỀ ÔN TRỌNG ĐIỂM ĐẤU TRƯỜNG TOÁN HỌC LỚP 6 CẤP QUẬN/ HUYỆN NĂM 2022 – 2023


  • CHỦ ĐỀ 1: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN. QUY TẮC DẤU NGOẶC VÀ QUY TẮC CHUYỂN VẾ
  • CHỦ ĐỀ 2: SỐ NGUYÊN TỐ VÀ HỢP SỐ – SỐ CHÍNH PHƯƠNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ
  • CHỦ ĐỀ 3: BỘI CHUNG, BỘI CHUNG NHỎ NHẤT. GIAO CỦA HAI TẬP HỢP

CHỦ ĐỀ 1: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN. QUY TẮC DẤU NGOẶC VÀ QUY TẮC CHUYỂN VẾ


Câu 1: Bạn hãy điền đáp án đúng.

a) A = 248 + (-12) + 2064 + (-236)

b) B = (-298) + (-300) + (-302)

Trả lời: A = ……; B = ……

Hướng dẫn

a) A = 248 + (-12) + 2064 + (-236)

= 248 + [(-12) + (-236)] + 2064

= 248 + [-(12 + 236)] + 2064

= 248 + (-248) + 2064

= 0 + 2064

= 2064.

b) B = (-298) + (-300) + (-302)

= (-298) + (-302) + (-300)

= – (298 + 302) + (-300)

= – 600 + (-300)

= – (600 + 300)

= -900.

Điền A = 2064; B = -900


Câu 2: Bạn hãy điền số thích hợp vào chỗ chấm.

Tìm tổng tất cả các số nguyên x thỏa mãn: -6 < x < 5

Trả lời: …

Hướng dẫn

Vì -6 < x < 5 nên suy ra: x ∈ {-5; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4}

Suy ra: -5 + (-4) + (-3) + (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 + 3 + 4 = -5.

Điền -5.


Câu 3: Khoanh tròn chữ đúng trước kết quả đúng. Tổng của -19 và -513 là:

A. 532               B. -532                    C. 522                 D. – 522

Hướng dẫn

Ta có: (-19) + (-513) = – (19 + 513) = – (532) = -532

Chọn đáp án B.


Câu 4: Khoảng cách giữa hai điểm 5 và – 2 trên trục số là:

A. – 3                     B. 3                             C. – 7                         D. 7

Hướng dẫn

Khoảng cách giữa hai điểm 5 và – 2 trên trục số là:

5 –  (– 2) = 5 + 2 = 7.

Chọn D.


Câu 5: Tính 125 – 200 = …

A. – 75                    B. 75                          C. – 85                                   D. 85

Hướng dẫn

Ta có: 125 – 200 = 125 + (– 200) = – (200 – 125) = – 75.

Chọn A.


Câu 6: Kết quả của phép tính (– 98) + 8 + 12 + 98 là:

A. 0                         B. 4                             C. 10                          D. 20

Hướng dẫn

Ta có: (– 98) + 8 + 12 + 98

= [(– 98) + 98] + (8 + 12)

= 0 + 20 = 20

Chọn D.


Câu 7: Tổng a – (b – c – d) bằng:

A. a – b – c – d              B. a + b – c – d

C. a – b + c + d             D. a + b + c + d

Hướng dẫn

Ta có: a – (b – c – d) = a – b + c + d (áp dụng quy tắc dấu ngoặc).

Chọn C.

………….


Câu 15: Tổng sau có giá trị bằng bao nhiêu?

B = (-137) + 77 + (-253) + 37 – 47

Trả lời: B = ……

Hướng dẫn

B = (-137) + 77 + (-253) + 37 – 47

B = (-137) + 37 + 77 – 47 + (-253)

B = – (137 – 37) + 30 + (-253)

B = -100 + 30 + (-253)

B = – (100 – 30) + (- 253)

B = – 70 + (-253)

B = – (70 + 253)

B = – 323.

Điền -323


Câu 16: Tổng sau có giá trị bằng bao nhiêu?

H = 13 – 12 + 11 + 10 – 9 + 8 – 7 – 6 + 5 – 4 + 3 + 2 – 1

Trả lời: H = ……

Hướng dẫn

H = 13 – 12 + 11 + 10 – 9 + 8 – 7 – 6 + 5 – 4 + 3 + 2 – 1

H = 13 + (– 12 + 11 + 10 – 9) + (8 – 7 – 6 + 5) + (– 4 + 3 + 2 – 1)

H = 13 + 0 + 0 + 0

H = 13.

Điền 13.


Câu 17: Tìm số nguyên x biết tổng của ba số nguyên 15; – 3 và x bằng 23.

A. 11                   B. – 11                       C. 25                          D. – 25

Hướng dẫn

Ta có: 15 + (– 3) + x = 23

12 + x = 23

x = 23 – 12

x = 11

Chọn A.

…………….

Để xem tiếp các câu hỏi ôn thi Đấu trường Toán học lớp 6 cấp Huyện năm 2022 – 2023 vui lòng liên hệ Thầy Thích: 0919.281.916 (Zalo) – Cô Trang: 0948.228.325 (Zalo).


CHỦ ĐỀ 2: SỐ NGUYÊN TỐ VÀ HỢP SỐ – SỐ CHÍNH PHƯƠNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ


Câu 1: Tổng 5.6.7 + 8.9 là số nguyên tố là đúng hay sai?

Đúng điền 1, Sai điền 0.

Trả lời: ….

Hướng dẫn

Ta có: 5.6.7 ⋮ 2 và 8.9 ⋮ 2 nên suy ra: 5.6.7 + 8.9 ⋮ 2 là hợp số.

Điền 0.


Câu 2: Hiệu 5.7.9.11 – 2.3.7 là hợp số là đúng hay sai?

Đúng điền 1, Sai điền 0.

Trả lời: ….

Hướng dẫn

5.7.9.11 chia hết cho 3, 2.3.7 ⋮ 3 nên suy ra: 5.7.9.11 – 2.3.7 ⋮ 3 là hợp số

Điền 1


Câu 3: Tổng 5.7.11 + 13.17.19 là hợp số là đúng hay sai?

Đúng điền 1, Sai điền 0.

Trả lời: ….

Hướng dẫn

Ta có: 5.7.11 là số lẻ, 13.17.19 là số lẻ nên suy ra: 5.7.11 + 13.17.19 là số chẵn. Vậy số trên là hợp số.

Điền 1

………….


Câu 6: Điền số thích hợp vào chỗ trống :

Tìm số tự nhiên k để 5k là số nguyên tố.

Trả lời: k = …….

Hướng dẫn

  • Với k = 0 thì 5k = 5.0 = 0 (Loại)
  • Với k = 1 thì 5k = 5.1 = 5 là số nguyên tố (Thỏa mãn)
  • Với k ≥ 2 thì 5.k là hợp số (Loại)

Vậy để 5k là số nguyên tố thì k = 1.

Điền 1


Câu 7: Hai số nguyên tố sinh đôi là hai số nguyên tố hơn kém nhau 2 đơn vị. Hỏi có bao nhiêu cặp có hai số nguyên tố sinh đôi nhỏ hơn 50.

Trả lời: Có ……cặp.

Giải:

Ta có các cặp sau: (3, 5); (5, 7); (11, 13); (17, 19); (29, 31); (41, 43).

Điền 6


Câu 8: Điền số thích hợp vào chỗ trống :

Tìm số nguyên tố p, sao cho p + 2 và p + 4 cũng là các số nguyên tố.

Trả lời: p = …

Hướng dẫn

  • Với p = 2 thì p + 2 = 2 + 2 = 4 là hợp số (Loại)
  • Với p = 3 thì p + 2 = 3 + 2 = 5, p + 4 = 3 + 4 = 7 là các số nguyên tố (Thỏa mãn).
  • Với p > 3: p là số nguyên tố nên suy ra: p = 3k + 1 hoặc p = 3k + 2 (k ∈ N*).

+) p = 3k + 1: Ta có: p + 2 = 3k + 1 + 2 = 3k + 3 = 3.(k + 1) ⋮ 3 là hợp số (Loại)

+) p = 3k + 2: Ta có: p + 4 = 3k + 2 + 4 = 3k + 6 = 3(k + 2) ⋮ 3 là hợp số (Loại).

Với p > 3 không có giá trị nào thỏa mãn yêu cầu của bài toán.

KL: p = 3.

Điền 3.


Câu 9: Cho p và 2p + 1 là các số nguyên tố (p > 5). Hỏi 4p + 1 là số nguyên tố hay hợp số?

a/ Số nguyên tố                                          b/ Hợp số

Giải:

Vì p > 5, p là số nguyên tố nên suy ra: p = 3k + 1 hoặc p = 3k + 2 (k ∈ N*).

Với p = 3k + 1 thì: 2p + 1 = 2.(3k + 1) + 1 = 6k + 2 + 1 = 6k + 3 = 3.(2k + 1) ⋮ 3 là hợp số.

Nên suy ra: p = 3k + 2.

  • 4p + 1 = 4.(3k + 2) + 1= 12k + 8 + 1 = 12k + 9 = 3.(4k + 3) ⋮ 3 là hợp số

Vậy, 4p + 1 là hợp số.

Chọn B


Câu 10: Bạn hãy điền số thích hợp vào chỗ chấm.

Tìm số tự nhiên nhỏ nhất có đúng 12 ước số.

Trả lời: Số tự nhiên nhỏ nhất thỏa mãn là …….

Giải:

Một số tự nhiên M khi phân tích ra thừa số nguyên tố có dạng: 2x.3y.5z….

  • Số ước của số M là: (x + 1)(y + 1)(z + 1)….

Ta có: 12  = 2.6 = 3.4 = 2.2.3

Ta có:

+) Số M khi phân tích ra thừa số nguyên tố chỉ chứa một thừa số 2: 212-1 = 211 > 210 = 1024.

+) Số M khi phân tích ra thừa số nguyên tố chỉ chứa hai thừa số là: 2, 3

  • Số M nhỏ nhất có 12 ước là: 26-1.32-1 = 25.3 = 32.3 = 96;

+) Số M khi phân tích ra thừa số nguyên tố chỉ chứa ba thừa số là: 2, 3, 5:

  • Số M nhỏ nhất có 12 ước là: 23-1.32-1.52-1 = 22.3.5 = 4.3.5 = 60.

Vậy số cần tìm thỏa mãn yêu cầu của bài toán là: 60.

Điền 60.


Câu 11: Bạn hãy điền số thích hợp vào chỗ chấm.

Số 2.9.2012 có bao nhiêu ước nguyên dương?

Trả lời: Có ……. ước nguyên dương.

Giải:

2.9.2012 = 2.32.22.503 = 23.32.503

  • Số lượng các ước của số 2.9.2012 là: (3 + 1)(2 + 1)(1 + 1) = 4.3.2 = 24 ước.

Điền 24.


Câu 12: Gọi a = 2.3.4.5 … 101. Có phải 100 số tự nhiên liên tiếp sau đều là hợp số không?

a + 2, a + 3, a + 4, …, a + 101

Nếu có điền 1, không điền 0.

Trả lời: ….

Giải:

Ta có: (a + 2) ⋮ 2; (a + 3) ⋮ 3; (a + 4) ⋮ 4; …; (a + 101) ⋮ 101 là các hợp số.

Điền 1.

Câu 13. Số 12 là ước của 12 đúng hay sai? Nếu đúng điền 1, Sai điền 0.

Trả lời: …

Điền 1.

…….

Để xem tiếp các câu hỏi ôn thi Đấu trường Toán học VIOEDU lớp 6 cấp Quận/ Huyện vui lòng liên hệ Thầy Thích: 0919.281.916 (Zalo) – Cô Trang: 0948.228.325 (Zalo).


CHỦ ĐỀ 3: BỘI CHUNG, BỘI CHUNG NHỎ NHẤT. GIAO CỦA HAI TẬP HỢP


Câu 1: Bạn hãy điền số thích hợp vào chỗ chấm.

BCNN(12; 18) = ….

Hướng dẫn

Ta có: 12 = 22.3; 18 = 2.32

BCNN(12, 18) = 22.32 = 36

Điền 36


Câu 2: Bạn hãy điền số thích hợp vào chỗ chấm.

BCNN(4; 6; 12) = …

Hướng dẫn

Ta có: 4 = 22;6 = 2.3 ; 12 = 22.3

BCNN(4, 6, 12) = 12

Điền 12


Câu 3: Bạn hãy chọn đáp án đúng.

Cho hai tập hợp sau: A = {mèo, chó}, B = {mèo, hổ, voi}.

Giao của hai tập hợp A và B là:

a/ {mèo}                    b/ {mèo, chó}                      c/ {mèo, hổ}             d/ {chó, voi}

Hướng dẫn

A ∩ B = {mèo}

Chọn A


Câu 4: Bạn hãy chọn đáp án đúng.

Cho hai tập hợp sau: A = {1; 0; 4}, B = {1; 2; 3; 4; 5; 6}.

Giao của hai tập hợp A và B là:

a/ {1}                          b/ {1; 4}                                 c/ {1; 0; 4}                            d/ {3; 5; 6}

Hướng dẫn

A ∩ B = {1; 4}

Chọn B


Câu 5: Bạn hãy chọn đáp án đúng.

Cho hai tập hợp sau: A là tập hợp các số tự nhiên chẵn, B là tập hợp các số tự nhiên lẻ.

Giao của hai tập hợp A và B là:

a/ Vô số phần tử                                b/ Các phần tử là các số tự nhiên chẵn

c/ ∅                                                    d/ Các phần tử là các số tự nhiên lẻ

Hướng dẫn

A ∩ B = ∅.

Chọn C


Câu 6: Bạn hãy điền đáp án đúng.

Gọi A là tập hợp các ước của 72, gọi B là tập hợp các bội của 12. Giao hai tập hợp A và B có bao nhiêu phần tử?

Trả lời: Có ……. phần tử.

Giải:

Ta có: 72 = 23.32 suy ra: Ư(72) = {1; 2; 3; 6; 8; 9; 12; 18; 24; 36; 72}.

Ta có: B(12) = {0; 12; 24; 36; 48; 60; 72; …}

  • Ư(72) ∩ B(12) = {12; 24; 36; 72}

Điền 4.


Câu 7: Bạn hãy điền số thích hợp vào chỗ chấm.

BCNN (42; 70; 180) = ………

Hướng dẫn

Ta có: 42 = 2.3.7; 70 = 2.5.7; 180 = 22.5.32

  • BCNN(42, 70, 180) = 22.32.5.7 = 36.35 = 1260.

Điền 1260.


Câu 8: Bạn hãy điền số thích hợp vào chỗ chấm.

Số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0 thỏa mãn a ⋮ 126 và a ⋮ 198 là …….

Hướng dẫn

Ta có: a ⋮ 126 và a ⋮ 198 => a ∈ BC(126, 198). Mà a là giá trị nhỏ nhất khác 0 nên suy ra: a = BCNN(126, 198).

Ta có: 126 = 2.32.7; 198 = 2.32.11

  • BCNN(126, 198) = 2.32.7.11 = 18.77 = 1386.
  • a = 1386.

Điền 1386.


Câu 9: Có bao nhiêu phần tử là bội chung của 15 và 25 mà nhỏ hơn 400.

Trả lời: Số phần tử thỏa mãn là …

Giải:

Ta có: 15 = 3.5; 25 = 52

  • BCNN(15, 25) = 3.52 = 75
  • BC(15; 25) = {0; 75; 150; 225; 300; 375}

Điền 6

…………

Để xem tiếp các câu hỏi ôn thi Đấu trường Toán học lớp 6 cấp Huyện vui lòng liên hệ Thầy Thích: 0919.281.916 (Zalo) – Cô Trang: 0948.228.325 (Zalo).

About admin