Đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 vòng 17 cấp Huyện năm 2022 – 2023 theo Form mới (Có đáp án). Liên hệ tư vấn tài liệu ôn thi: 0948.228.325 (Cô Trang).
TÀI LIỆU ÔN THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 4 VÒNG 17 CẤP HUYỆN NĂM 2022 – 2023:
- Liên hệ mua tài liệu: Cô Trang
- Tel: 0948.228.325 (Zalo)
- Email: HoctoancoTrang@gmail.com
- Website: ToanIQ.com
NỘI DUNG MẪU ĐỀ ÔN THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 4 CẤP QUẬN/ HUYỆN NĂM HỌC 2022 – 2023
TÀI LIỆU ÔN THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 4 CẤP HUYỆN – VÒNG 17 THEO FORM MỚI NĂM 2022 – 2023
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
BÀI 1 – HỔ CON THIÊN TÀI
Câu 1: Ba chìm bảy nổi
Câu 2: Nhà có nền thì vững
Câu 3: Có cứng mới đứng đầu gió
Câu 4: Có vất vả mới thanh nhàn
Câu 5: Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.
Câu 6: Có công mài sắt, có ngày nên kim
Câu 7: Chuột gặm chân mèo
Câu 8: Gan như cóc tía
Câu 8: Gan lì tướng quân
Câu 10: Đẹp vàng son ngon mật mỡ.
Câu 11: Ngựa chạy có bầy chim bay có bạn
Câu 12: Đi một ngày đàng học một sàng khôn
Câu 13: Ruộng cao trồng màu ruộng sâu cấy chiêm.
Câu 14: Học ăn học nói học gói học mở
Câu 15: Chết cả đống hơn sống một mình
Câu 16: Dữ như cọp
Câu 17: Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
Câu 18: Đồng tâm hiệp lực
Câu 19: Một con sâu bỏ rầu nồi canh
……………………….
Câu 189: chạy/./trời/đua/thuyền/mặt/Đoàn/cùng
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Câu 190: chày/Mai/vung/lớn/lún/sân./con/sau
Mai sau con lớn vung chày lún sân.
Câu 191: Núi/im/lặng/hồ/dựng/cheo/leo,/.
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im.
Câu 192: chống/lom/khom/./Vài/cụ/bước/già/gậy
Vài cụ già chống gậy bước lom khom.
Câu 193: Lặn/ chưa/ đời/tan./đèn/mẹ/giờ/trong
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
Câu 194: mưa/ngày/những/xưa/từ/Nắng
Nắng mưa từ những ngày xưa
Câu 195: ậu/tr/u/h/ng
trung hậu
Câu 196: Mẹ/con/gì/quản/có/vui,
Mẹ vui, con có quản gì
Câu 197: bắc/qua/tre./lá/kiến/Con/cầu/ngòi
Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.
Câu 198: cầu/sông/bắc/ngọn/sang/Con/gió./sáo
Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió.
Câu 199: đứng/sững/Hàn./vịnh/sừng/Hòn/Hồng/trong
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn.
Câu 200: nghìn/bát/Hải/ngát/trừng/Vân
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Câu 201: thành/người./mà/từ/đó/Lũy/nên/hỡi
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Câu 202: ở/riêng/tre/Thương/chẳng/nhau,
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Câu 203: thì/cuộc/trong/tiếng/xưa/sống/Nghe/thầm
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
………………………
Để xem tiếp các câu hỏi khác trong bộ tài liệu ôn thi Trạng nguyên TV lớp 4 Vòng 17 cấp Huyện vui lòng liên hệ cô Trang: 0948.228.325 (Zalo).
BÀI 2: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Câu sau có bao nhiêu trạng ngữ: “Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ xuôi dòng.” ?
a/ một b/ hai c/ ba d/ bốn
Câu 2: Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu:……, hoa đã nở rộ.
a/ Ngoài vườn b/ Xe máy c/ Trên trời d/ Cả 3 đáp án đều sai
Câu 3: Bộ phận nào là trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu: “Hôm ấy, ở siêu thị, tôi gặp lại bạn học cũ, rồi cùng đi mua sắm.”?
a/hôm ấy b/ ở siêu thị c/ bạn học cũ d/ đi mua sắm
Câu 4: Bộ phận nào là trạng ngữ trong câu: “Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, họa mi trong vườn chưa nửa đã tàn.”?
a/mặt trời b/ không muốn c/ buổi sáng d/ trong vườn
Câu 5: Trong các trạng ngữ sau, trạng ngữ nào không chỉ địa điểm (nơi chốn)?
a/ Trên cánh đồng b/ Những ngày qua
c/ Khắp mọi nơi c/ Phía cuối chân đê
Câu 6: Câu: “Dưới đáy rừng, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. ” được viết theo cấu trúc nào sau đây?
a/ Chủ ngữ – trạng ngữ – vị ngữ b/ Chủ ngữ – vị ngữ – trạng ngữ
c/ Trạng ngữ – vị ngữ – chủ ngữ d/ Trạng ngữ – chủ ngữ – vị ngữ
Câu 7: Chủ ngữ trong câu “Mùa xuân, tôi cùng mẹ hái những chùm hoa trên giàn xuống.” là gì?
a/ mùa xuân b/ tôi c/ tôi cùng mẹ d/ những chùm hoa
Câu 8: Chủ ngữ trong câu văn: “Những thanh củi to và khô được vứt thêm vào đống lửa.” là gì?
a/ nhưng thanh củi b/ thanh củi
c/ những thanh củi to d/ những thanh củi to và khô
Câu 9. Chủ ngữ trong câu kể “Các em ngủ khì trên lưng mẹ” là cụm từ nào?
a/ em bé b/ các em bé c/ ngủ khì d/ lưng mẹ
Câu 10: Chủ ngữ trong câu: “Hồi mới ra chòi vịt, ông Năm trầm lặng như một chiếc bóng.” là cụm từ nào?
a/ ông Năm b/ trầm lặng
c/ chiếc bóng d/ hồi mới ra chòi vịt
Câu 11: Vị ngữ trong câu “Sư tử là chúa sơn lâm” là cụm từ nào?
a/ sư tử b/ sư tử là c/ sơn lâm d/ là chúa sơn lâm
Câu 12: Vị ngữ trong câu “Cuộc đời tôi rất bình thường” là cụm từ nào?
a/ rất bình thường b/ cuộc đời tôi c/ tôi d/ rất
Câu 13. Vị ngữ trong câu “Bác nông dân đang gặt lúa” là cụm từ nào?
a/ bác nông dân b/ nông dân c/ đang gặt lúa d/ gặt lúa
Câu 14: Câu: “Những hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày phải ngồi trên tàu.” có vị ngữ là gì?
a/ mệt mỏi b/ ngồi trên tàu
c/ mệt mỏi vì suốt một ngày phải ngồi trên tàu
d/ vì suốt một ngày phải ngồi trên tàu
Câu 15: Vị ngữ trong câu “Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng.” là gì?
a/ ngào ngạt
b/ xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng
c/ rừng hồi ngào ngạt
d/ ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng
Câu 16: Vị ngữ trong câu “Những thửa ruộng cấy sớm cấy muộn đã xanh kịp nhau để cùng vào mùa thu.” là gì?
a/ để cùng vào mùa thu
b/ đã xanh kịp nhau để cùng vào mùa thu cấy muộn
c/ đã xanh kịp nhau để cùng vào mùa thu
d/ cấy sớm cấy muộn đã xanh kịp nhau để cùng vào mùa thu
Câu 17: Vị ngữ trong các câu sau do những từ ngữ nào tạo thành?
“Người các buôn làng kéo về nườm nượp.”
“Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.”
a/ do danh từ và các từ kèm theo nó (cụm danh từ) tạo thành
d/ do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành
c/ do tính từ và các từ kèm theo nó (cụm tính từ) tạo thành
d/ do các từ láy tạo thành
Câu 18: Tìm chủ ngữ trong câu sau: “Ruộng rẫy là chiến trường
Cuốc cày là vũ khí”?
a/ Chiến trường b/ vũ khí c/ Ruộng rẫy, Cuốc cày d/ ruộng rẫy
Câu 19: Câu nào sau đây được tách đúng bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của câu?
a/ Hồ rộng mênh mông/ như một tấm gương khổng lồ.
b/ Lá xanh um, mát rượi, ngon lành/ như lá me non.
c/ Những người xa lạ/ cũng bùi ngùi, xúc động trước cảnh tượng đó.
d/ Hoa phượng như/ những đốm lửa trong vòm lá xanh.
Câu 20: Câu nào sau đây được tách đúng bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của câu?
a/ Những thanh củi/ to và khô được vứt thêm vào đống lửa.
b/ Một cô bé mặc váy đỏ tươi như bông hoa/ đang đưa tay lên vẫy Ngọc Loan.
c/ Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức/ đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại.
d/ Những hành khách/ quá mệt mỏi vì suốt một ngày ngồi trên tàu không hề vẫy tay lại chú bé không quen biết ấy.
Câu 21: Câu nào dưới đây có dấu (/) phân tách đúng bộ phận chủ ngữ và vị ngữ?
a/ Trong rừng, tiếng suối/ chảy róc rách.
b/ Đó là một chiếc áo / làm bằng vải dạ.
c/ Trong rừng, tiếng chim chóc gọi nhau / ríu ran không ngớt.
d/ Bầy sáo / cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng.
Câu 22: Câu nào sau đây được tách đúng bộ phận chủ ngữ và vị ngữ?
a/ Đàn em nhỏ nắm tay nhau rảo bước/ đến trường.
b/ Cô gà mái hoa mơ nằm ôm/ đàn con bé nhỏ bên gốc chanh.
c/ Chú hề/ đắp chăn cho công chúa rồi rón rén ra khỏi phòng.
d/ Ê-đi-xơn đã chế tạo thành công/ chiếc xe điện đầu tiên trên thế giới.
Câu 23: Xác định thành phần chủ ngữ trong câu: “Quanh tôi, ngây ngất mùi hoa vi-ô-lét.”
a/ ngây ngất b/ mùi hoa vi-ô-lét c/ quanh tôi d/ hoa vi-ô-lét
Câu 24: Bộ phận nào là chủ ngữ trong câu: “Lan Anh trông thấy tôi cầm con sâu, hoảng quá hét lên.”?
a/tôi b/ Lan Anh c/ hoảng quá d/ hét lên
Câu 25: Bộ phận nào đóng vai trò chủ ngữ trong câu sau:
“Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.”?
a/hoàng hôn b/ người ngựa c/ phiên chợ d/ sương núi
Câu 26. Từ nào khác với từ còn lại?
a/ lễ độ b/ lễ hội c/ lễ nghĩa d/ lễ phép
Câu 27. Chọn từ còn thiếu điền vào chỗ trống:
Quê hương là đường đi học
Con …………….rợp bướm vàng bay.
a/ đến b/ đi c/ về d/ lại
………………….
Để xem tiếp các câu hỏi khác trong bộ tài liệu ôn thi Trạng nguyên TV lớp 4 Vòng 17 cấp Huyện vui lòng liên hệ cô Trang: 0948.228.325 (Zalo).
Để lại một bình luận